Ép cọc nhồi chính là cọc bê tông cốt thép được đổ tại chỗ,trong các lỗ bằng phương pháp khoan. Cọc khoan nhồi ứng dụng được trong rất nhiều công trình xây dựng cố tải trọng lớn như cầu đường, nhà cao tầng, thuỷ lợi… Chính vì tính ứng dụng cao như thế nên phương pháp này rất được ưa chuộng, tuy nhiên nó vẫn có những ưu nhược điểm riêng mà chúng ta cần phải nắm rõ.
Những ưu nhược điểm của phương pháp ép cọc nhồi
Phương pháp ép cọc nhồi đã có mặt ở nước ta từ những năm 1980 với hình thức tạo lỗ thủ công, qua thời gian các máy móc thiết bị hiện đại dần xuất hiện khiến việc thi công trở nên chính xác và dễ dàng hơn. Nói về ưu điểm của phương pháp này thì có thể kể đến như sau:
- Cọc có sức chịu tải lớn hơn so với các loại cọc khác, đường kính và chiều sâu lớn phù hợp với các công trình thi công trọng điểm
- Có thể điều chỉnh chiều dài và đường kính của cọc tùy ý, có thể mở rộng mũi cọc hoặc thân cọc để tăng sức chịu tải
- Trong quá trình thi công không gây ra chấn động đối với các công trình xung quanh
- Lượng thép sử dụng trong cọc thường ít hơn so với các loại khác
Bên cạnh những ưu điểm thì nhược điểm của phương pháp này gồm:
- Rất khó kiểm tra chất lượng của cọc khoan nhồi, việc xử lý lỗi cũng rất phức tạp, có thể phải bỏ đi làm cọc mới gây tốn kém chi phí
- Phương pháp đòi hỏi thi công với công nghệ cao để tránh các lỗi như hiện tượng phân tầng…
- Ma sát thành cọc với đất giảm đi đáng kể so với các phương pháp khác
- Giá thành khá cao so với các loại phương pháp khác, không thích hợp với các công trình nhà ở thấp mà chỉ phù hợp với các công trình lớn.
Chính vì có những ưu nhược điểm trên nên khi lựa chọn phương pháp này thì bạn nên có sự cân nhắc xem nó có thực sự phù hợp với công trình của mình hay không hoặc nếu bạn còn băn khoăn thì có thể trao đổi với các chuyên gia.
Quy trình thiết kế ép cọc nhồi
Quy trình này cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các bước để có một nền móc cọc tốt nhất, tránh những sai lầm có thể xảy ra. Đầu tiên bạn cần tiến hành xác định tải trọng xuống móng rồi chọn độ sâu chôn móng. Chúng ta tiến hành xác định chiều dài và đường kính của cọc để có những lựa chọn loại cọc sao cho phù hợp. Sau khi đã chọn xong cọc, ta tiến hành tính toán sức chịu tải của cọc từ đó xác định số lượng cọc và bố trí hợp lý nhất. Kiểm tra xem đất nền có bị sụt, lún hay không, khả năng chịu tải ngang thế nào…? Tính toán đài cọc một cách hợp lý nhất để có một công trình chắc chắn, bền đẹp với thời gian.
Từ những điều đã chia sẻ nêu trên, hi vọng bạn sẽ tìm được câu trả lời cho việc có nên lựa chọn phương pháp ép cọc nhồi hay không. Chúng tôi hy vọng sẽ đem đến cho bạn những tư vấn bổ ích nhất. Chân trọng cảm ơn!